Tập huấn kỹ năng điều tra, giám sát các loại khỉ cho cán bộ Khu BTTN Pù Luông
Ngày 22/7/2019, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông phối hợp với Phó Giáo sư Tiến sĩ Đồng Thanh Hải, giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức tập huấn kỹ năng điều tra, giám sát các loại khỉ cho cán bộ phòng Khoa học, Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng và các Trạm quản lý bảo vệ rừng, phục vụ chương trình nghiên cứu khoa học, điều tra, giám sát và bảo tồn các loài khỉ năm 2019.
Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, giám sát và bảo tồn các loài khỉ của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Khu BTTN Pù Luông) đồng thời giúp cán bộ tiếp cận với nghiên cứu khoa học, điều tra, giám sát và bảo tồn các loài khỉ. Ngày 22/7/2019, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông phối hợp với Phó Giáo sư Tiến sĩ Đồng Thanh Hải, giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức tập huấn kỹ năng điều tra, giám sát các loại khỉ cho cán bộ phòng Khoa học, Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng và các Trạm quản lý bảo vệ rừng, phục vụ chương trình nghiên cứu khoa học, điều tra, giám sát và bảo tồn các loài khỉ năm 2019.
Đồng chí Lê Đình Phương Giám đốc kiêm Hạt trưởng khai mạc buổi tập huấn
Năm 2019, Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đề cương kỹ thuật dự án: Điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài Khỉ (Macaca spp.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. Đây là hoạt động khoa học thiết thực nhằm giúp cho các cán bộ Khu BTTN Pù Luông nắm vững các kiến thức cơ bản về Nghiên cứu khoa học, điều tra, giám sát các loài khỉ cũng như tạo ra niềm hứng thú nghiên cứu khoa học. Báo cáo viên tại buổi tập huấn là Phó Giáo sư Tiến sĩ Đồng Thanh Hải, giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp .
Nội dung tập huấn đã đưa ra các cơ sở khoa học và thực tiễn để triển khai hoạt động điều tra, giám sát, đánh giá hiện trạng phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn loài Khỉ, thu thập số liệu, cũng như hoạt động thu mẫu. Rèn luyện các kỹ năng: Chuẩn bị dụng cụ trước khi đi thực địa, kỹ năng thu thập thông tin, ghi chép thông tin vào phiếu điều tra, phương pháp đánh giá tác động của con người, cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ để phục vụ công tác điều tra, giám sát loài.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định được thành phần loài và xác định đặc điểm phân bố của các loài Khỉ (Macaca spp.) theo sinh cảnh (kiểu thảm, tầng tán; mức độ nhiễu loạn) tại Khu BTTN Pù Luông. Từ đó đưa ra định hướng giải pháp quản lý các loài Khỉ và sinh cảnh sống của chúng tại Khu BTTN Pù Luông.
Một số hình ảnh của hoạt động:
Giới thiệu chung về kỹ năng điều tra, giám sát các loài Khỉ