Dự án do Tổ chức Gret tài trợ

Đăng lúc: 14:46:29 23/01/2024 (GMT+7)

Một số kết quả dự án “Tăng cường và phát triển năng lực hành động cho phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm phát triển sinh kế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa” do Tổ chức Gret tài trợ.

Với mục tiêu Dự án nhằm góp phần phát triển các mô hình sinh kế do Phụ nữ làm chủ tại các xã vùng đệm Khu bảo tồn trên địa bàn huyện Bá Thước nhằm góp phần quản lý và bảo tồn bền vững tài nguyên rừng ở vùng lõi và vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa.

Trong 03 năm thực hiện dự án từ năm 2021 đến năm 2023, tuy tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp vào thời kỳ đầu dự án, tuy nhiên dự án đã triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả.

      Thành lập được 03 nhóm Phụ nữ hợp tác phát triển du lịch tại các thôn: Báng, Kho Mường, xã Thành Sơn; thôn Ấm Hiêu, xã Cổ Lũng với tổng số 89 thành viên tham gia nhằm hỗ trợ các nhóm phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Dự án đã hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức và hành động để cải thiện chất lượng dịch vụ homestay, bao gồm cả việc bán các sản phẩm phục vụ dịch vụ du lịch; Đã có các tiêu chí thống nhất để giám sát điều kiện vệ sinh của các cơ sở lưu trú. Xây dựng các đội biểu diễn nghệ thuật truyền thống, lồng ghép các bài hát và dụng cụ âm nhạc truyền thống; Thành lập tổ xe ôm nữ tại Ấm Hiêu và Kho Mường hoạt động có tổ chức và chuyên nghiệp; Xây dựng đội hướng dẫn viên tại điểm du lịch hang Kho Mường và thử nghiệm dịch vụ trò chơi dân gian tại thôn Ấm Hiêu. Tập huấn nâng cao nhận thức và sử dụng Facebook như một kênh tiếp thị nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ địa phương.

Ảnh có chứa trang phục, người, đồ đạc, con người

Mô tả được tạo tự động

Tập huấn kỹ năng sử dụng Fabook trong quảng bá du lịch

Ảnh có chứa trang phục, người, Mặt người, đàn ông

Mô tả được tạo tự độngTập huấn kỹ năng buồng phòng cho các Homestay

      Thành lập được 03 nhóm Phụ nữ hợp tác phát triển sinh kế tại các thôn: Bầm, xã Thành Lâm; thôn La Ca, xã Cổ Lũng, thôn Sát, xã Ban Công với tổng số 89 thành viên tham gia. Dự án đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho các nhóm phụ nữ từ đó làm thay đổi nhận thức về cách tư duy chăn nuôi, trồng trọt theo hướng truyền thống. Hiện nay đã thực hiện trồng trọt theo hướng hữu cơ, chăn nuôi theo hướng an toàn và đặc biệt là việc lập kế hoạch cho các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt nhằm đảm bảo ổn định được nguồn cung cấp ra thị trường.

      Ngoài ra dự án hỗ trợ xây dựng cam kết chia sẻ lợi ích giữa Khu bảo tồn và cộng đồng vùng đệm nhằm hỗ trợ các cộng đồng phát triển sinh kế, tạo thu nhập từ các mô hình, các hoạt động du lịch…từ đó lôi kéo được sự tham gia, vào cuộc của người dân, tạo được nguồn lực cho công tác bảo vệ rừng, giảm áp lực lên tài nguyên Khu bảo tồn.

Ảnh có chứa trang phục, trong nhà, người, tường

Mô tả được tạo tự động

Tập huấn chính sách pháp luật BVR cho cộng đồng Ảnh có chứa trang phục, người, trong nhà, Mặt người

Mô tả được tạo tự động

Ảnh có chứa ngoài trời, trang phục, người, cỏ

Mô tả được tạo tự động

Hỗ trợ Cây giống Khôi tía và Sa nhân tím cho cộng đồng thôn Kho Mường

Ảnh có chứa ngoài trời, cỏ, khu rừng, con người

Mô tả được tạo tự độngHỗ trợ cây giống Ngải đen cho cộng đồng thôn Pà Ban trồng dưới tán rừng

Ảnh có chứa trang phục, người, Mặt người, thực phẩm

Mô tả được tạo tự độngHỗ trợ giống Gà ri Lạc Thuỷ cho cộng đồng thôn Kịt

 

      Bên cạnh việc hỗ trợ cho các nhóm Phụ nữ, các cộng đồng dự án cũng quan tâm chú trọng đến công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho các cộng đồng vùng đệm như bình đẳng giới, tập huấn về chính sách pháp luật bảo vệ rừng…từ đó đã nâng cao được nhận thức về công tác bảo vệ rừng của các cộng đồng vùng đệm Khu bảo tồn.

Nguồn: Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

 

     

 

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)